Bị rong kinh có sao không?

Thông thường, kinh nguyệt của phụ nữ sẽ kéo dài từ 3 – 5 ngày tùy vào cơ địa của từng người. Nhưng có một số chị em lại có ngày kinh kéo dài lên đến 7 ngày, trường hợp này được gọi là ngày kinh dài. Tuy nhiên, nếu nguyệt san của bạn rò rỉ liên tục nhiều hơn số ngày trên thì có khả năng bạn đã bị rong kinh. Vậy rong kinh là gì? Bị rong kinh có sao không? Cùng giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết bên dưới nhé!

Bị rong kinh có sao không? Rong kinh rong huyết kéo dài sẽ khiến bạn gái dễ rơi vào tình trạng thiếu máu từ đó dẫn đến các hệ lụy như đau đầu, chóng mặt, uể oải…Bên cạnh đó, khi kinh nguyệt kéo dài, vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt. Đây là môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây hại như vi khuẩn, vi nấm phát triển, gây viêm nhiễm, ngứa ngáy.

Vậy bị rong kinh phải làm sao để khắc phục? Giải pháp sẽ tiếp tục được đề cập qua những thông tin dưới đây.

Rong kinh được hiểu như thế nào?

Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới thường kéo dài từ 28 – 32 ngày, trong đó thời gian hành kinh trung bình khoảng 3 – 5 ngày và có ít nhất 50ml lượng máu kinh nguyệt thoát ra. Máu kinh thường có màu đỏ sẫm, không có tính chất đông, kèm theo vụn của tế bào niêm mạc tử cung và các vi khuẩn có sẵn bên trong âm đạo. 

Một vài bạn gái có thể có ngày hành kinh ngắn (2 – 3 ngày) hoặc ngày hành kinh dài (6 – 7 ngày). Tuy nhiên, nếu thời gian ra máu kinh kéo dài hơn 7 ngày và lượng máu kinh vượt mốc 80ml thì được xem là hiện tượng rong kinh.

Con gái bị rong kinh có sao không?
Con gái bị rong kinh có sao không? Nếu chỉ rong kinh một vài chu kỳ thì bạn không cần lo lắng vì đây là hiện tượng rối loạn thường xảy ra trong giai đoạn dậy thì. 

Rong kinh bao gồm các dấu hiệu như: kinh nguyệt ra nhiều hơn 7 ngày, phải thay băng vệ sinh liên tục, đặc biệt là ban đêm. Máu kinh lúc này thường đông thành từng cục. Bên cạnh đó, khi bị rong kinh rong huyết bạn gái sẽ thường xuyên có cảm giác đau âm ỉ vùng bụng và gặp những triệu chứng thiếu máu phổ biến.

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng rong kinh

Như chúng ta đã biết, chu kỳ kinh nguyệt là một tập hợp những thay đổi sinh lý được lặp đi lặp lại dưới sự điều khiển của các hormone sinh dục, cụ thể là estrogen và progesterone. Khi nồng độ hormone mất cần bằng có thể gây ra hiện tượng rối loạn nguyệt san mà rong kinh là một trong số đó. 

Dưới đây là một số yếu tố có khả năng gây mất cân bằng nội tiết và cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng rong kinh ở nữ giới:

– Tâm lý căng thẳng, stress trong thời gian dài

– Ăn uống thiếu khoa học, tăng cân, béo phì 

– Tác dụng phụ của các phương pháp tránh thai như: thuốc tránh thai khẩn cấp, vòng tránh thai,…

Bị rong kinh có sao không? Nguyên nhân do đâu?
Bị rong kinh có sao không? Nếu nguyên nhân rong kinh là do sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thì nên đến gặp bác sĩ để có hướng khắc phục hiệu quả.

– Bộ phận sinh dục bị tổn thương gây nên các bệnh lý phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung…

– Rong kinh do mắc các bệnh lý liên quan đến: tuyến giáp, tiểu đường, rối loạn đông máu,..

Bên cạnh đó, độ tuổi dậy thì cũng là giai đoạn có khả năng cao gây ra tình trạng rong kinh. Bởi đây là thời điểm mà nồng độ hormone sinh dục thường tăng cao để đáp ứng phát triển các yếu tố vóc dáng và những đặc trưng giới tính khác. 

Phụ nữ tiền mãn kinh cũng có nguy cơ rong kinh cao hơn các đối tượng nữ giới khác. Do trong thời kỳ này, lượng hormone estrogen suy giảm đột ngột làm cho chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và lượng máu kinh ra nhiều bất thường. 

Bị rong kinh có sao không? Có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản?

Rong kinh hay kinh nguyệt kéo dài là một trong các dạng rối loạn kinh nguyệt. Nếu tình trạng này chỉ thỉnh thoảng xảy ra ở một vài chu kỳ, ở bạn gái mới dậy thì hay phụ nữ tiền mãn kinh thì không quá đáng lo ngại. Bởi đây đều là những thời điểm mà nội tiết tố nữ có nhiều biến động nên có vài rối loạn nguyệt san nhỏ là chuyện bình thường.

Vậy bị rong kinh có sao không? Rong kinh có thể đem lại nhiều rắc rối cho chị em trong sinh hoạt lẫn đời sống tình dục. Mà cụ thể là:

– Lượng máu kinh ra nhiều khiến phụ nữ dễ gặp phải các triệu chứng thiếu máu như: đau đầu, chóng mặt, da nhợt nhạt, mệt mỏi, khó thở…

– Rong huyết làm cho vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển gây ra viêm nhiễm, ngứa ngáy, thậm chí là mùi “cô bé”.

– Nguyệt san ra nhiều gây rắc rối cho chị em khi phải thay băng vệ sinh lục, vừa mất thời gian vừa không thoải mái. Hơn nữa, đeo băng liên tục còn gây ra cảm giác hầm bí cho “cô bé”, dù thay thường xuyên nhưng bạn vẫn có thể bị nổi mụn vùng kín.

– Kinh nguyệt kéo dài cũng khiến cho đời sống tình dục gặp nhiều trở ngại. Trường hợp quan hệ vào ngày rong kinh cũng có nguy cơ viêm nhiễm và tổn thương bộ phận sinh dục như các ngày nguyệt san bình thường.

– Ngày “đèn đỏ” dai dẳng còn làm cho phụ nữ cảm thấy áp lực tâm lý, thường xuyên cáu gắt và khó chịu.

Phụ nữ bị rong kinh có sao không?
Phụ nữ bị rong kinh có sao không? Có thể ảnh hưởng đến quá trịnh rụng trứng và thụ thai.

– Cùng với biểu hiện chảy máu kinh nhiều thì rong kinh còn khiến nữ giới chịu cảm giác đau âm ỉ vùng bụng dưới thường xuyên, đôi khi còn kèm theo chứng chuột rút.

Bên cạnh thắc mắc bị rong kinh có sao không thì vấn đề rong kinh có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản cũng được rất nhiều phụ nữ quan tâm. Chuyên gia cho biết, khi tình trạng rong huyết xảy ra một cách thường xuyên sẽ tác động trực tiếp đến quá trình rụng trứng dẫn đến việc khó thụ thai. Từ đó, khiến phụ nữ khó có khả năng mang thai theo mong muốn.

Chính vì vậy, ngay khi phát hiện nguyệt san kéo dài và ra nhiều bất thường, chị em tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và có hướng khắc phục. Tránh để lâu sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản nhé!

Giải pháp khắc phục và cách phòng tránh rong kinh hiệu quả

Có thể thấy rằng, tình trạng rong kinh không chỉ mang đến nhiều phiền toái cho chị em phụ nữ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chức năng sinh sản. Vậy nên, để khắc phục và phòng tránh kinh nguyệt kéo dài, phái đẹp cần:

Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học

Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học là một trong những cách đơn giản giúp bạn hạn chế tình trạng rong kinh. Để có được chế độ sinh hoạt tốt cho chu kỳ kinh nguyệt, bạn cần:

– Giữ cho tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh xa căng thẳng, stress

– Ngủ đúng giờ giấc, không thức quá khuya

– Chú ý thường xuyên giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay băng vệ sinh đều đặn khi tới kỳ kinh.

– Khi thấy máu kinh ra nhiều, cần nằm nghỉ ngơi và tránh hoạt động mạnh.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng 

Chế độ ăn uống đủ dưỡng chất sẽ giúp các triệu chứng rong kinh như: chóng mặt, da nhợt nhạt,…được cải thiện. Đồng thời, cơ thể được bổ sung nhiều dinh dưỡng sẽ nhanh chóng tái tạo năng lượng, trở nên khỏe khoắn và hạn chế tình trạng máu kinh ra nhiều.

Bị rong kinh có sao không? Cách khắc phục hiệu quả
Khi bị rong kinh, bạn gái nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt để nhanh chóng bù lại lượng kinh nguyệt đã mất.

Vậy bị rong kinh nên ăn gì để bồi bổ cơ thể? Bạn gái nên bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi để ổn định lượng đường trong máu, hạn chế nhiễm trùng và cân bằng nội tiết. Bên cạnh đó, dung nạp thêm một số loại thực phẩm giàu sắt như: thịt đỏ, rau bina, bông cải xanh…sẽ giúp tăng cường lượng máu, bù vào lượng kinh nguyệt đã thoát ra.

Cá và các loại ngũ cốc cũng có khả năng cân bằng nội tiết và giảm rong kinh ở nữ giới.

Khám bác sĩ chuyên khoa

Đây là giải pháp tốt nhất giúp chị em tìm ra lý do bị rong kinh và có hướng khắc phục đúng, tránh để tình trạng kinh nguyệt kéo dài gây ra những hệ lụy xấu. Tùy theo mức độ rong kinh, bác sĩ sẽ có đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng cơ địa phụ nữ. Và điều chị em cần làm là tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị từ bác sĩ.

Hy vọng với những thông tin bài viết vừa đề cập, chị em đã giải đáp được thắc mắc bị rong kinh có sao không và một vài giải pháp khắc phục, phòng tránh. Nắm được các kiến thức này không chỉ giúp phụ nữ hiểu hơn về chu kỳ kinh nguyệt và có cách chăm sóc sức khỏe khoa học. Mà đây còn là hành trang giúp phụ huynh đồng hành cùng con gái trong giai đoạn dậy thì nữa đấy.